Lịch sử Hội_đồng_Đại_diện_Nhân_dân

Giai đoạn đầu độc lập (1945-1949)

Vào đầu độc lập, các tổ chức nhà nước uỷ quyền theo Hiến pháp 1945 đã được thành lập. Theo điều 4 Hiến pháp Ủy ban Quốc gia Trung ương (KNIP) được thành lập. Ủy ban này là tổ chức tiền thân của cơ quan lập pháp sau này của Indonesia.

Các thành viên của KNIP có 60 người, có một số nguồn cho rằng là 103 người. KNIP tổ chức được 6 phiên họp, trong việc chuyển giao Hội đồng Đại diện Nhân dân và thành lập Ủy ban công tác Quốc gia Trung ương, Ủy ban công tác đã phê chuẩn 133 dự luật, nghị quyết, kiến nghị...

Trong chiến tranh giành độc lập, KNIP không đáp ứng được thường xuyên. Vì vậy KNIP hoạt động như thượng viện, Hội nghị Hiệp thương Nhân dân trong hiến pháp đáp ứng không thường xuyên các vấn đề cấp bách, cơ bản dân tộc. Trong khi Ủy ban công tác hoạt động như Nghị viện hàng ngày.

Giai đoạn đầu lập nước (1949-1950)

Tháng 12/1949 nhà nước thông qua cơ quan lập pháp của Hợp chủng quốc Indonesia (RIS) chia thành 2 viện, với Hạ viện tức Hội đồng Đại diện Nhân dân gồm 146 đại biểu (trong đó 49 đại biểu từ Cộng hòa Indonesia và Yogyajarta) và thượng viện gồm 32 đại biểu (mỗi khu vực của RIS cử 2 đại diện, có 16 khu vực thuộc RIS). Quyền của hạ viện về đề xuất, sửa đổi cũng như thẩm quyền với các dự thảo chính phủ, về vấn đề ngân sách.

Thời kỳ Dân chủ tự do (1950-1957)

Ngày 14/8/1950, Hạ viện và Thượng viện đã thông qua dự thảo RIS hiến pháp tạm thời nước Cộng hòa Indonesia thống nhất. Ngày 15/8/1950 Thượng viện và hạ viện tuyên bố nhằm thống nhất Indonesia: Giải thể RIS, việc thành lập Cộng hòa Indonesia với Hiến pháp tạm thời có hiệu lực ngày 17/8/1950.

Theo quy định tại điều 77 Hiến pháp tạm thời số lượng thành viên của DPRS là 236 đại biểu, tức 148 thành viên hạ viện, 29 thành viên thượng viện, 46 thành viên Ủy ban Quốc gia Trung ương, và 13 thành viện từ Yogyajarta.

Cải cách

Tháng 5/1998 Tổng thống Suharto từ chức và lần đầu tiên sau năm 1955 cuộc bầu cử tự do dân chủ được tổ chức. Trong 500 ghế thì có 462 ghế được bầu, 38 ghế dành cho quân đội và cảnh sát. Trong cuộc bầu cử 2004 tất cả 550 ghế được bầu. Trong cuộc tổng tuyển cử 2009 số ghế tăng lên 560 và không bầu lực lượng quân sự và cảnh sát vào cơ quan lập pháp.